CHÚC MỪNG NĂM MỚI !!! NICO-PARIS.COM - Không gian Văn hóa - Giáo dục & Dịch thuật Văn học - Espace Culture - Education & Traduction littéraire
Các bài viết của tác giả Đỗ Phấn
Có dễ hơn một nửa nhân loại quan tâm đến hình ảnh của mình trong gương. Toàn bộ chị em phụ nữ và ít nhiều phần trăm đàn ông soi gương hàng ngày. Tất cả đều tin rằng cái hình ảnh rất phiến diện trong gương ấy là mình. Thực ra chỉ là mặt trước mặt của sự hướng tới. Ba mặt còn lại người khác mới thấy rõ...
Không nghi ngờ gì cả, cà phê là do người Pháp mang sang xứ Đông Dương thuộc địa. Từ cách rang xay pha chế cho đến cuối cùng là dạy người bản xứ trồng cây cà phê thương phẩm từ hơn một trăm năm trước vẫn chưa có gì thay đổi kể cả tên gọi theo tiếng Pháp.
Có phải cuộc sống đô thị thời hiện đại nhiều vui ít buồn? Hay con người quá bận bịu không còn đủ thời gian dành cho nước mắt? Hay nền điện ảnh Hàn Quốc bây giờ đã không còn những cốt truyện lâm ly chan hòa như hồi mới du nhập vào Việt Nam? Chẳng thể nào biết được.
Tàu điện vắng mặt đã hai mươi năm. Những người “leng keng tàu điện” cũng không còn thấy nữa. Một số đã khỏi bệnh. Số còn lại chuyển hẳn sang Trâu Quỳ sinh sống. Câu thành ngữ ấy cũng gần như vắng mặt trong ngôn ngữ phố phường. Thế nhưng dư âm của tiếng chuông leng keng tàu điện hình như vẫn còn vang...
Còn vài thứ dùng để chấm nhưng không ở dạng nước rất đặc biệt của người Việt. Miền núi có chẳm chéo, nậm pịa làm bằng bột tuốt ra từ lòng non con dê nấu lên với muối rắc hạt mắc khén dùng để chấm thịt cá. Đồng bằng và miền biển có mắm tôm. Mắm tôm về thành phố có nơi trở thành đặc sản.
Hẹn hò nhau mãi từ độ tháng ba, khi bằng lăng vừa mới đâm mầm ướt át trên mớ cành gầy guộc phong sương. Nhủ lòng kiên nhẫn đợi. Cuối tháng năm bạn mới thu xếp được thời gian đưa mình lên chơi Việt Trì. Giờ thì bằng lăng đã bồi hồi tím lịm trên khắp các ngả đường Hà Nội...
Cơn mưa ào xuống bất chợt. Không kịp về quán quen ngồi cà phê. Phải trú vội vào một quán lạ ven đường. Cái quán cà phê chăng đèn nhấp nháy ngày nào cũng đi qua nhưng vẫn lạ. Nó không bao giờ là lựa chọn của dân cà phê chân chính.
Hình như với người Á Đông và nhất là người Việt, hành trình trở về bao giờ cũng mang ý nghĩa thiêng liêng cao cả nhất. Đất nước mấy nghìn năm giặc giã chiến chinh có biết bao nhiêu con người không thực hiện được chuyến hành trình thiêng liêng nhất ấy.
Tóc đàn ông Việt bây giờ tuy không còn quy định khắt khe như hồi bao cấp nữa nhưng vẫn có những quy ước ngầm. Không hẳn là quy ước mà chỉ như một phân loại tương đối cho các hạng đàn ông trên đời. Để tóc thật dài buộc túm sau gáy dĩ nhiên chỉ có các văn nghệ sĩ.
Đi trong làng Cựu Vân Từ Thường Tín chợt nhớ đến se sắt sắc màu phố xưa Hà Nội. Cũng ngói nâu tường trắng ố rêu. Cánh cửa chớp bong sơn xộc xệch. Những cổng nhà lở lói lộ ra màu gạch mủn cam vàng. Cái thành phố đã từng có mặt suốt một đời tranh của danh họa Bùi Xuân Phái. Dù không có nhiều kiếm tìm...
Buổi sáng tranh thủ hơn một giờ đồng hồ chụp ảnh chợ phiên chủ nhật Mèo Vạc. Áo mới, váy hoa các thiếu nữ dân tộc thay vội trong ruộng ngô trước khi đến chợ vẫn còn rưng rưng vết gấp, sột soạt vải hồ. Tất giấy màu da chân thay cho “khử lau”(xà cạp)...
Bé nhất phải kể đến hạt vừng. Nó vừa là món ăn riêng biệt như kẹo vừng muối vừng vừa là phụ gia cho rất nhiều món khác. Thậm chí còn là câu thần chú linh nghiệm của anh chàng Ali Baba trong truyện Một nghìn một đêm lẻ: “Vừng ơi mở ra!”. Hạt vừng bé thế nhưng đã từng nuôi sống Đạt Ma sư tổ thứ 28 của...
Với nhiều người ở thành phố thì chiếc điện thoại di động là vật bất ly thân. Thậm chí ra đường có thể quên ví ở nhà mà không thể quên điện thoại. Chẳng biết từ bao giờ chiếc điện thoại trở nên quan trọng đến thế?
Ngày mưa ngồi nhà tự nhiên cứ nhớ đến chuyện ăn uống. Tất nhiên là ăn uống ở lứa tuổi của mình phần lớn chỉ dùng vào việc để nhớ mà thôi. Kiêng khem đủ thứ. Răng kém bụng yếu. Thế nhưng nhớ về món ngon thì vẫn đâu ra đấy chẳng sơ sểnh tẹo nào.
Nghe bồi hồi khắc khoải cơn mưa chưa đến chợt tan. Rất lâu rồi nước sông Hồng mới lao xao sóng đỏ đúng như tên gọi của nó. Bầu trời trĩu mây. Nắng vụng về ngượng nghịu thắp vội những ngọn vàng trên sóng nước. Hình như không phải ngẫu nhiên người Việt rất chuộng hai màu vàng đỏ.
Vẫn cứ phải chờ đến chớm heo may, Hà Nội mới thật sự vào thu dù đã được ăn hồng chín từ nửa tháng trước. Phố phường rộn rã không khí Tết Trung thu từ khá lâu rồi. Những sạp hàng bán bánh dẻo bánh nướng lòe loẹt giăng ra trên vỉa hè đường Giảng Võ, Cát Linh, Giang Văn Minh, Kim Mã vắng hoe.
Đám bạn thành đạt của tôi dạo này bắt đầu thỉnh thoảng nổi máu anh hùng hảo hán. Anh hùng là bởi chuyện rượu chè nhậu nhẹt nhẽ ra phải ở vào khoảng thời gian mươi năm trước, khi mà bộ máy sinh học những tim gan phèo phổi và hơn thế nữa vẫn còn tạm gọi là trai tráng...
Campuchia mùa mưa những con đường vắng lõng bõng nước chạy ngoằn ngoèo trong rừng thưa cỏ voi cao quá đầu người. Rừng đồng bằng. Không một dấu vết canh tác. Chỉ thỉnh thoảng thấy một đàn bò lông vàng bạc thếch không có người chăn dắt lững thững ven những bìa rừng trú mưa. Chúng tôi được phát mỗi người...
Lần đầu tiên trong đời đọc một cuốn sách có rất nhiều nỗi buồn lại đúng vào dịp Trung thu năm 1963. Thằng bé lên tám tuổi là tôi lúc bấy giờ vô cùng ngạc nhiên và thích thú. Đó là cuốn Tản Đà vận văn. Cuốn sách có lẽ đã đi một vòng lịch sử trong hành trang của bố tôi khi người lên chiến khu Việt Bắc ...
“Đặc sản” là từ Hán Việt có nhiều năm tuổi trong ngôn ngữ giao tiếp và thư tịch nước ta. Nó nói về những sản vật đặc biệt của từng địa phương mà nơi khác không có. Từ điển tiếng Việt nào cũng giải thích như thế. Trong vài chục năm trở lại đây chữ “đặc sản” đã có những biến đổi về mặt ý nghĩa một cách...
Có 180 bài viết trong 9 trang. Bạn đang xem trang 5/9
Lưu trữ Skip Navigation Links.
Expand  Năm 2012 Năm 2012
Expand  Năm 2013 Năm 2013
Expand  Năm 2014 Năm 2014
Expand  Năm 2015 Năm 2015
Expand  Năm 2016 Năm 2016
Expand  Năm 2017 Năm 2017
Expand  Năm 2018 Năm 2018
Expand  Năm 2019 Năm 2019
Expand  Năm 2020 Năm 2020
Expand  Năm 2021 Năm 2021
Expand  Năm 2022 Năm 2022
Expand  Năm 2023 Năm 2023
Expand  Năm 2024 Năm 2024
Chia sẻ trên Facebook